Nhằm đánh giá tác động của dịch bệnh lên chiến lược truyền thông của các công ty, 1 nghiên cứu trong đầu năm 2020 đã được tiến hành và chỉ ra rằng hơn một nửa người được phỏng vấn cho biết họ đang lên kế hoạch cắt giảm ngân sách hoạt động liên quan đến performance marketing từ tháng 3 đến tháng 6. Đồng thời, 42% marketers lên kế hoạch tăng cường tiếp thị nhận diện thương hiệu, truyền tải thông điệp về sứ mệnh thương hiệu và hình ảnh công ty.
Nhân cơ hội này, nhiều doanh nghiệp muốn mang “làn gió mới” tới thương hiệu đã cũ của mình nhằm đem lại sự mới mẻ cho người tiêu dùng và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Không ít tổ chức đã quyết định “làm mới” thương hiệu (rebrand toàn bộ hoặc chỉ “refresh” những yếu tố doanh nghiệp cho là quan trọng).
Dù thay đổi nhiều hay ít, ta có thể dễ thấy rằng, xu hướng hiện nay của nhiều thương hiệu là tối giản hoá, bỏ đi những điểm không cần thiết để người dùng tập trung vào thông điệp cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Tại sao lại như vậy?
Cuộc sống của con người đang gắn liền với những chiếc smartphones, máy tính bảng, đồng hồ thông minh… với vô vàn ứng dụng trên cùng một màn hình. Đây có thể là một trong số những lý do khiến các thương hiệu thấy rằng họ cần phải tối giản logo và cách hiển thị của họ, để người dùng có thể dễ nhận biết và dễ nhớ về họ giữa vô vàn ứng dụng khác được hiển thị trên cùng 1 màn hình.
Vì thế, nhiều thương hiệu nổi tiếng đã đơn giản hóa logo, giao diện trên website hay các trang bán hàng của mình nhằm tăng tính nhận diện trong thời đại digital. Dưới đây là 1 vài ví dụ đến từ những “ông lớn” trong nhiều lĩnh vực:
Apple
Apple là công ty tiên phong cho xu hướng thiết kế tối giản. Logo nổi tiếng của Apple bắt đầu với một bản phác thảo công phu nhưng theo thời gian đã được đơn giản hóa thành biểu tượng mà chúng ta biết bây giờ. Ngay cả cách phối màu cũng được xử lý tối giản, thay đổi từ sọc cầu vồng sang màu đơn sắc.
Nike
Không thể nói về chủ nghĩa tối giản mà không nhắc đến Nike. “Swoosh” thường được nhắc đến trong các ví dụ về các logo tối giản đáng nhớ. Nó trùng với tên công ty – đôi cánh của Thần Chiến Thắng Nike trong thần thoại Hy Lạp. Cách truyền đạt trực quan và sinh động, thiết kế đơn giản nhưng đầy ý nghĩa đã làm cho logo của Nike thực sự mang tính biểu tượng và dễ nhớ.
Pepsi
Khi công ty cảm thấy văn hóa đang thay đổi đáng kể khi công nghệ và thiết kế tối giản đã bắt đầu bắt rễ khiến biểu tượng xoáy cũ và kiểu chữ của logo nắp chai đã không còn phù hợp theo thời gian. Các hình dạng đơn giản, đường nét tinh tế được ưa chuộng, những đường viền và chi tiết không quan trọng bị loại ra để lại 1 thiết kế đơn giản và tinh khiết. Với việc sử dụng các hình dạng cơ bản khiến in ấn trên nhiều loại vật thể khác nhau trở nên dễ dàng và dễ nhận biết hơn trong thị trường ngày càng đông đúc.
McDonald’s
Bắt đầu từ logo thuần chữ và không có nhiều biểu tượng thể hiện tên gọi McDonald’s Famous Barbecue. Nhưng sau nhiều năm, rất dễ dàng để chúng ta nhận thấy thương hiệu đã thử nghiệm và dần dần bỏ đi tất cả những yếu tố họ cho là không còn cần thiết và để lại duy nhất 1 chữ “M” màu vàng vừa làm ta liên tưởng tới món khoai nổi tiếng của McDonald’s, vừa nổi bật và rất dễ khắc ghi trong tâm trí khách hàng.
Vậy liệu doanh nghiệp bạn có nên “đu đưa” theo chủ nghĩa tối giản không?
Đây là câu hỏi không dễ trả lời, vì nếu tổ chức chuyển hướng đi trong kinh doanh hoặc đối tượng khách hàng thì thay đổi là điều cần thiết. Tuy nhiên, với những thương hiệu muốn “update” lên 1 phiên bản tốt hơn để tiếp cận hiệu quả, dễ nhớ và nổi bật trong tâm trí của người tiêu dùng thì việc tìm đến sự tư vấn của 1 đơn vị có chuyên môn là rất quan trọng. Đó cũng là lý do chúng tôi hình thành gói Brand Refresh vì nhận thấy nhiều doanh nghiệp bối rối khi họ chỉ cần thay đổi 1 vài yếu tố để trở nên nổi bật và nhất quán hơn nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu, điều chỉnh ở điểm nào.
Với cách làm việc tại GU Branding & Creative, chúng tôi sẽ linh hoạt tư vấn những điểm doanh nghiệp có thể giữ nguyên, những yếu tố cần điều chỉnh hoặc các điểm đang đi ngược lại với giá trị thương hiệu sẽ cần thay đổi hoàn toàn. Tất cả đều được soi chiếu dưới góc nhìn của người thiết kế – sáng tạo nhưng vẫn liên kết chặt chẽ với các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp với mục đích mang lại giải pháp tối ưu, được tuỳ chỉnh nhằm thu hút người dùng, truyền tải thông điệp và xây dựng sự tin tưởng đối với khách hàng.