JPMorgan dự báo số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam sẽ tăng lên 50,9 triệu trong năm 2021, so với 43,8 triệu vào năm 2017, và thương mại di động tại Việt Nam đến năm 2023 dự kiến sẽ tăng lên 10,2 tỉ đô la Mỹ với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm là 18,6%. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đang trên một đường đua vô hình nhưng tạo ra kết quả hữu hình của chuyển đổi số trong mô hình kinh doanh. Nhưng, lại có gần 70% các chiến lược chuyển đổi số đều thất bại hoặc hoạt động kém hiệu quả. Tại sao lại như vậy và giải pháp để vượt qua những thách thức đó là gì?
Thiếu động lực
Theo McKinsey, một trong những nguyên nhân khiến các kế hoạch chuyển đổi số không đạt được mục tiêu là do sự phản kháng của nhân viên, sự thiếu hỗ trợ đến từ quản lý và quan trọng nhất là thiếu động lực để thực hiện sự thay đổi trong doanh nghiệp.
Chuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đổi thương hiệu số đòi hỏi sự thay đổi toàn diện từ phân bổ lại mục tiêu, chiến lược đến vai trò của doanh nghiệp… Việc thay đổi này đòi hỏi các kỹ năng, kiến thức chuyên môn đối với nền tảng công nghệ số, sự thấu hiểu trải nghiệm khách hàng trên nền tảng này… Và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp “từ bỏ” việc chuyển đổi số. Bởi hầu hết doanh nghiệp đều có tâm lý phải thấy được sự thay đổi và lợi ích ngay lập tức thay vì phải mất nhiều thời gian học hỏi, chuẩn bị mà lại chưa thấy rõ được kết quả sẽ đạt được.
Ngoài ra, nhiều nhà lãnh đạo thường nghi ngờ về lợi ích mà các nền tảng kinh doanh mới mang lại. Họ thường lựa chọn cách đi hạn chế rủi ro là theo dõi những người đi trước để thấy được hiệu quả sau đó mới áp dụng hơn là lựa chọn cách đi tiên phong. Điều này khiến cho quá trình chuyển đổi diễn ra chậm trễ, dẫn tới việc kém hiệu quả (nhận diện của các thương hiệu tiên phong đã được phủ dày trên nền tảng digital). Do đó những nhà điều hành doanh nghiệp cần hiểu rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, coi chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu của công ty và triển khai ngân sách phù hợp cho mô hình kinh doanh mới.
Thiếu kiến thức & kỹ năng
Một số báo cáo cho thấy gần 70% các nhà lãnh đạo tin rằng tổ chức của họ còn thiếu các kỹ năng cần thiết để chuyển đổi. Hơn nữa, với tốc độ thay đổi của thị trường cùng với nhu cầu mua sắm ảnh hưởng từ đại dịch, nhiều doanh nghiệp chưa có đầy đủ kiến thức để sử dụng, làm quen và thực hiện chiến lược marketing trên nền tảng số. Đây có lẽ là lý do lớn nhất khiến doanh nghiệp trở nên e ngại, chưa dám thực hiện việc chuyển đổi cho mô hình kinh doanh của mình. Giải pháp có thể sử dụng ở đây là hợp tác với đơn vị có chuyên môn cao ở cả 2 lĩnh vực thương hiệu và digital marketing nhằm giải quyết triệt để nỗi lo cũng như tránh những bước đi sai sót có thể dẫn đến việc đầu tư chi phí không hiệu quả.
Không hiểu nhu cầu của khách hàng
Khách hàng là trung tâm của chuyển đổi số. Do đó, nếu một doanh nghiệp không thể mang lại cho khách hàng điều họ thực sự cần thì mọi chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp đó đều được xem “phá sản”. Trong thời đại 4.0, nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi đồng bộ với những cải tiến công nghệ mới. Điều doanh nghiệp cần quan tâm là nắm bắt đúng thời điểm và hiểu rõ nhu cầu thực sự của khách hàng.
Sự phát triển của chuyển đổi số và phương tiện truyền thông xã hội đã tạo điều kiện cho phép các doanh nghiệp giao tiếp hai chiều với khách hàng của họ dễ dàng hơn. Chuyển đổi số cho phép cá nhân hóa hàng loạt các dịch vụ. Điều cần thiết là phải biết cách tiếp nhận phản hồi của khách hàng để quyết định xem họ muốn gì và làm thế nào để tạo ra lợi nhuận. Khách hàng cũng phải hiểu lý do tại sao họ cung cấp thông tin chi tiết của họ và cách nó sẽ được sử dụng. Cuối cùng, trải nghiệm và sự tương tác của khách hàng là một trụ cột chính trong chuyển đổi kỹ thuật số và các chiến lược kinh doanh mới.
Không lên kế hoạch trước
Các kế hoạch chuyển đổi số đang diễn ra. Chúng là một phần của sự phát triển không ngừng trong một doanh nghiệp. Tuy nhiên, chuyển đổi cần có kế hoạch và lộ trình sẽ vẫn là điều cốt lõi để thiết lập các tiêu chuẩn trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một hành trình dài và nhiều thử thách. Doanh nghiệp cần sẵn sàng tinh thần cho những thay đổi mới bằng việc chuẩn bị kế hoạch kỹ lưỡng. Khi doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ càng thì coi như đã thành công một nửa, điều này sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức giúp chuyển đổi số thành công. Đây sẽ là bước chạy đà vững chãi duy trì và tăng tốc trên chặng đường kinh doanh.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng là chuyên gia trong các vấn đề chuyển đổi, truyền thông ở nền tảng số hoặc vẫn gặp nhiều khó khăn trong cách thể hiện tính cách của chính thương hiệu mình. Đó là khi doanh nghiệp cần tìm tới những đơn vị có chuyên môn với tư duy sáng tạo để có thể tư vấn những chiến lược bài bản nhưng tạo ra được sự khác biệt để tăng lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu khác đang có mặt trên thị trường, đặc biệt là trong thời điểm Cô-vi khi có rất nhiều doanh nghiệp chạy trên đường đua chuyển đổi kinh doanh/xây dựng thương hiệu trên nền tảng digital.
Nhận thấy nhu cầu này, GU – một đội ngũ những người trẻ đến từ cả hai mảng sáng tạo và kinh doanh với kinh nghiệm dày dặn trong việc phát triển thương hiệu và digital marketing, đã cho ra mắt gói giải pháp Digital Brand Launching nhằm giúp doanh nghiệp xác định được chính xác những điểm cần phải thay đổi, giữ được mối quan hệ với khách hàng một cách hiệu quả nhất và khiến cho doanh nghiệp có thể tăng trưởng nhanh nhất, tạo bước đà bứt phá sau đại dịch.