1. Bối cảnh mới
Đại dịch Cô-vi đang trải qua làn sóng thứ 4 tại Việt Nam, không thể phủ nhận mức ảnh hưởng của nó lên nhu cầu và yêu cầu đối với nhân viên, đối tác hay khách hàng trong nhiều ngành nghề khác nhau như công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, tài chính…. Từ “new normal” (bình thường mới), chúng ta đang bước sang “next normal” (bình thường ở giai đoạn tiếp theo), vậy trong quá trình tiến tới một giai đoạn mới, làm thế nào để doanh nghiệp tìm ra được những cơ hội bứt phá hậu Cô-vi?
Trong số nhiều khía cạnh tàn khốc và kỳ lạ của đại dịch, thực tế là tin tốt và tin xấu dường như đến cùng một lúc. Có những ngành đón nhận chỉ số tăng trưởng chóng mặt ngay trong làn sóng dịch bệnh, trong khi số lượng các doanh nghiệp đối mặt với phá sản cũng không phải là ít, Cô-vi không chỉ đưa tới những biến cố, khó khăn mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho những doanh nghiệp biết nắm bắt.
Không như những đợt Cô-vi trước đây, khi người tiêu dùng e dè trong việc chi tiêu vào những sản phẩm không đặc biệt thiết yếu, bản báo cáo mới đây của McKinsey’s Global Economics Intelligence cho tháng 7/2021 đưa ra một viễn cảnh mới khi ghi nhận sự tăng trưởng trong hoạt động công nghiệp toàn cầu, sự trở lại của nhu cầu tiêu dùng và động lực thương mại ngày càng tăng trong bối cảnh làn sóng đại dịch có phần tồi tệ. Đây chính là dấu hiệu để các doanh nghiệp nắm lấy cơ hội tăng trưởng khi thị hiếu và nhu cầu của khách hàng có thể thay đổi tích cực hơn nữa sau đại dịch.
2. Đừng chờ đợi cơ hội, hãy tạo ra chúng!
- Tìm kiếm giá trị mới – Từ trước đến nay, doanh nghiệp thường dựa vào một danh sách dài những lời bào chữa để tránh chuyển đổi các giá trị mà họ cho là khó khăn và tốn kém. Nhưng giờ đây, nhiều thương hiệu nhận ra rằng sự can đảm và những bước đi táo bạo là điều cần có khi thị trường thay đổi nhanh chóng để duy trì thành công hoặc thậm chí là để tồn tại. Các doanh nghiệp cần đầu tư hơn nữa vào việc phát triển một tầm nhìn rõ ràng cho thương hiệu của mình, lập kế hoạch cho sự thay đổi đó và cuối cùng là thực hiện chúng.
- Thấu hiểu khách hàng – Hơn 70% người tiêu dùng ở 39 quốc gia đã thay đổi cách mua hàng kể từ khi đại dịch bùng phát. Họ đang chuyển đổi thương hiệu, nền tảng và địa điểm mua sắm. Sự thay đổi này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu khách hàng ở cấp độ chi tiết hơn – và xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn thông qua cá nhân hóa, các dịch vụ mới và nền tảng mới. Doanh nghiệp cũng cần phải suy nghĩ về việc hiểu các động lực đằng sau việc chuyển dịch trong nhu cầu của khách hàng để thay đổi chiến lược cho thương hiệu, nếu không khách hàng của họ sẽ mua sắm ở nơi khác.
- Thương hiệu số – Với sự thay đổi trong cách mua sắm, người tiêu dùng gần như chắc chắn sử dụng nền tảng số như một địa điểm chính cho công việc, giải trí cũng như mua sắm. Các công ty cần đặc biệt suy nghĩ về hoạt động trên đa nền tảng, hiểu cách thức vận hành của các kênh khác nhau để phát huy tác dụng của nền tảng digital trong chiến lược kinh doanh và chiến lược thương hiệu.
- Sử dụng công nghệ một cách khôn ngoan – Chỉ riêng công nghệ không thể tạo nên thành công và các doanh nghiệp cần tránh rơi vào bẫy đầu tư cho những công nghệ mới nhất, nhưng không thực sự phù hợp với nhu cầu của họ. Các quy trình mới cần được phát triển để xem xét và hành động dựa trên những hiểu biết sâu sắc về dữ liệu mà công nghệ có thể cung cấp.
3. Đã đến lúc xem xét lại chiến lược và tầm nhìn của doanh nghiệp
Đầu tiên, doanh nghiệp cần làm rõ các câu hỏi chiến lược như sau:
- Thị trường đã có những thay đổi gì? Các khách hàng, nhà phân phối và đối thủ cạnh tranh có những thay đổi gì? Có những xu hướng hay những thay đổi bắt buộc nào trên thị trường cần phải lưu ý?
- Cam kết giá trị (value proposition) nào sẽ phù hợp trong bối cảnh hậu Cô-vi?
- Đối với cam kết giá trị đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng lên một vài ý tưởng mà doanh nghiệp có thể làm tốt hơn đối thủ không? Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
- Doanh nghiệp đã đầu tư đủ lực vào những ý tưởng đó chưa? Chi phí đầu tư có thể luân chuyển từ những lĩnh vực nào khác sang những ý tưởng mang lại giá trị cạnh tranh hơn?
Mỗi công ty có cách khởi động quá trình định hình doanh nghiệp riêng, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ngành hàng, ví dụ như:
- Ngành dịch vụ tài chính: nếu như trước đại dịch họ tập trung vào dịch vụ khách hàng có nhiều tương tác, trực tiếp và tập trung cung cấp dịch vụ phù hợp với từng khu vực/quốc gia. Thì giờ đây, các doanh nghiệp này đang cần định hình lại các mô hình dịch vụ đối với toàn bộ phân khúc khách hàng, chuyển dịch sang đa quốc gia, đa nền tảng (digital – dịch vụ trực tuyến, chăm sóc trực tuyến…) và tăng gấp đôi chi phí đầu tư vào bảo mật dữ liệu khách hàng.
- Ngành chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp: chuyển dần từ việc cân bằng giữa kinh doanh trực tuyến và truyền thống sang dịch chuyển chuỗi giá trị để hỗ trợ các mô hình kinh doanh trực tuyến, bao gồm phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng nhanh hơn và phát triển các mô hình tiếp thị và bán hàng ảo.
Nhận thấy sự khác biệt này, GU – một đội ngũ những người trẻ đến từ cả hai mảng sáng tạo và kinh doanh với kinh nghiệm dày dặn trong việc phát triển thương hiệu và digital marketing, đã cho ra mắt gói giải pháp Digital Brand Launching nhằm giúp các doanh nghiệp với những đặc điểm ngành hàng riêng biệt xác định được những điểm cần phải thay đổi, giữ được mối quan hệ với khách hàng một cách hiệu quả nhất và khiến cho doanh nghiệp có thể tăng trưởng lại nhanh nhất, tạo bước đà bứt phá sau đại dịch.