“Chuẩn kênh” truyền thông mang lại hiệu quả trong marketing thương hiệu

Trong chiến dịch Marketing thương hiệu đa kênh, hiệu quả cuối cùng đem về là tổng hòa của nhiều yếu tố chiến lược mà đội ngũ Marketing cần xem xét để thực thi. Doanh nghiệp mong muốn xây dựng thương hiệu toàn diện nhưng liệu họ đã lựa chọn kênh truyền thông chuẩn chỉnh để mang lại hiệu quả? Khi đã hiểu rõ sự khác biệt ở các kênh Marketing và lựa chọn chính xác kênh sẽ tiếp cận được đúng tệp khách hàng mục tiêu và hơn thế nữa là giúp doanh nghiệp tránh bị lãng phí nguồn nhân lực và tiêu tốn ngân sách Marketing.

Cùng Gu “bóc tách” bốn kênh truyền thông trong Marketing thương hiệu ngay trong bài viết này nhé!

Người làm Marketing có thể quá quen thuộc với 3 loại kênh truyền thông chính: kênh có sẵn (Owned Channel), kênh trả phí (Paid Channel), kênh lan truyền (Earned Channel). Loại kênh thứ tư có thể ít được đề cập hơn đó là kênh truyền thông hội tụ (Converged Channel) – là sự kết hợp từ nhiều kênh hơn là chỉ một kênh độc lập. 

1. Đặc điểm của 4 loại kênh truyền thông

⏩ Kênh truyền thông có sẵn (Owned Channel)

Là những nền tảng mà doanh nghiệp bạn sở hữu và kiểm soát, đó có thể là Website, Blog, Ứng dụng, Email,..Mục đích của những kênh này nhằm để duy trì mối quan hệ bền vững với những khách hàng hiện tại và có tiềm năng. 

Ưu điểm của loại kênh này là doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát và có thể chi trả được.

Nhược điểm là cần nhiều thời gian để xây dựng kênh đạt chất lượng. Do đó, doanh nghiệp phải có mức chuyên môn nhất định để quảng bá kênh để mở rộng phạm vi tiếp cận và đo lường chuyển đổi hiệu quả kinh doanh tốt hơn. 

Kênh có sẵn cho phép người làm truyền thông triển khai các hoạt động marketing khác như Content Marketing, Email Marketing, Organic Social Media Marketing 

⏩ Kênh truyền thông trả phí (Paid Channel)

Là kênh thuộc về bên thứ 3 nhằm tối ưu hóa tập trung đẩy mạnh lượng tiếp cận để tăng nhận diện thương hiệu và tăng doanh thu bán hàng thông qua quảng cáo hiển thị (display ads), quảng cáo truyền thông trả phí (paid media ads), nội dung được tài trợ (sponsored posts). 

Ưu điểm của loại kênh này là có tính lan tỏa rất nhanh và khá hiệu quả. Kênh trả phí là một kênh truyền thông tối ưu để tạo viral trong các chiến dịch Marketing.

Nhược điểm là chi phí cao, phải luôn theo dõi và kiểm soát nếu không muốn bị “cháy ngân sách”. 

Với kênh trả phí, người làm truyền thông có thể triển khai hoạt động Marketing với các dịch vụ Social Media Advertising,  Pay Per Click Advertising (PPC), Video Advertising (Youtube Ads)

Kênh truyền thông lan truyền (Earned Channel)

Là kênh có chức năng kết nối thương hiệu đến với nhóm truyền thông xã hội dưới các hình thức như truyền miệng (word-of-mouth), các nội dung phổ biến không trả phí (unpaid viral content), lượt chia sẻ đăng tải miễn phí lên mạng xã hội (organic social shares) với mục đích tăng độ tiếp cận thương hiệu và niềm tin với khách hàng.

Ưu điểm của loại kênh này là độ tin cậy cao, có thể duy trì lâu dài và gần như là miễn phí.

Nhược điểm là khi sử dụng loại kênh này, người làm Marketing gặp khó khăn trong việc dự đoán và quảng bá nội dung. Khó kiểm soát về những nội dung tiêu cực và đo lường kết quả.

Các hình thức có thể triển khai ở kênh này như: Social Media Mentions, Online Reviews, Media Coverage (Blogs, Magazines,..)

Kênh truyền thông hội tụ (Converged Channel)

Kênh hội tụ là hình thức chuyển tải nội dung trên nhiều kênh khác nhau, có thể hiểu truyền thông hội tụ là sự kết hợp của kênh có sẵn, kênh kiếm được và kênh trả phí.

Ở Việt Nam, chiến lược Marketing chương trình Rap Việt mùa 1 được truyền tải nội dung tới công chúng qua Fanpage Facebook, Truyền hình HTV2, VTVCab1, Ứng dụng VieON, Youtube. Cách lựa chọn kênh Marketing này đã đem về hiệu quả truyền thông bùng nổ và làm tăng độ viral của chương trình tại thời điểm đó.

Ưu điểm khi sử dụng kênh này cho phép người làm Marketing có thể linh hoạt áp dụng hết những mặt lợi ích của đa kênh trong một chiến dịch truyền thông tiếp thị.

Nhược điểm là doanh nghiệp cần có đội ngũ chuyên sâu để xây dựng kế hoạch Marketing theo hình thức này. 

Một số hình thức Marketing thuộc Kênh hội tụ có thể làm truyền thông như: SEO, Influencer Marketing, Promoted Content.

  Nguồn ảnh: Altimeter Group 

2. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với phễu bán hàng (Sale Funnel) & hành trình của người mua (Buyer’s Journey)

Phễu chuyển đổi tiêu chuẩn có sáu giai đoạn mô tả vị trí của người mua trong quá trình ra quyết định của họ. Đầu tiên là giai đoạn nhận biết (Awareness), là nơi khách hàng mới biết đến thương hiệu nhưng chưa sẵn sàng mua. Khi khách hàng chuyển từ nhận biết sang mua hàng, điều đó không chỉ tập trung vào loại nội dung mà doanh nghiệp hướng đến, mà còn ở việc lựa chọn phương tiện truyền thông để truyền tải nội dung đó.

👉 Dưới đây là các giai đoạn trong phễu bán hàng 

Nhận biết: Tạo sự nhận biết thông qua quảng cáo truyền thông mạng xã hội (social media ads) và content marketing.

Thích thú: Thu hút leads với nội dung mục tiêu như email marketing.

Cân nhắc: Cung cấp thông tin sản phẩm bằng việc đưa các case study, dùng thử (free trials) và tiếp thị qua Email.

Có ý định: Tập trung vào những khía cạnh giá trị cao hơn: đưa ra bản demo giới thiệu sản phẩm.

Mua hàng: Là khi các đối tượng công chúng tiềm năng trở thành khách hàng sau khi thương hiệu bán được sản phẩm. Quá trình giữ chân khách hàng bắt đầu từ giai đoạn này.

Ảnh: TrackMaven

Để hiểu hơn về những điểm chạm của khách hàng khi doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, Gu đã chia sẻ thêm những thông tin hữu ích tại đây 

3. Cách lựa chọn kênh truyền thông “chuẩn bài” trong marketing thương hiệu

Các kênh truyền thông khác nhau sẽ đem lại hiệu quả khác nhau phụ thuộc vào doanh nghiệp, thị trường mục tiêu, timeline và mục đích.

Cùng tìm ra những cách lựa chọn kênh truyền thông phù hợp qua những bước dưới đây cùng Gu!

Bước 1: Nghiên cứu đối thủ

Hãy phân tích xem đối thủ của doanh nghiệp bạn đang triển khai những gì với những kênh truyền thông đó. Các doanh nghiệp có thể phân tích website đối thủ qua các công cụ sau: Ahrefs, Buzzsumo, GU đưa ra gợi ý về công cụ SEMrush SimilarWeb với những lý do nổi bật không thể bỏ qua như sau:

👉 SEMrush cung cấp một lượng công cụ cho cả SEO và Content Marketing. Từ những từ khóa nghiên cứu đơn giản cho đến những phân tích chuyên sâu đều tích hợp trong bộ công cụ SEO content template.

giao diện SEMrush - Blog Thuengay.vn

👉Nếu đối thủ là những doanh nghiệp lớn, người làm Marketing có thể sử dụng SimilarWeb để tìm kiếm insight về digital marketing mix mà doanh nghiệp đấy đang làm.

Bước 2: Xác định được “tọa độ” của khách hàng lý tưởng đang dành nhiều thời gian ở kênh truyền thông nào và cách họ đưa ra quyết định mua hàng ra sao?

Ở bước này, doanh nghiệp có thể thực hiện nghiên cứu nhân khẩu học của các kênh marketing để tìm ra nền tảng  truyền thông nào là khách hàng mục tiêu đang hướng đến.

Các doanh nghiệp có thể tiến hành tìm kiếm insight của khách hàng qua các công cụ sau: Facebook audience insights; Google Analytics; Báo cáo cập nhật theo ngành trên các website uy tín như Vietstock.vn, Brands Vietnam, Viet data,..

👉Ví dụ sau đây về Customer Insights trên nền tảng Facebook và Instagram

Hình minh họa 1: Facebook Customer Insights

Hình minh họa 2: Instagram Customer Insights

Bước 3: Thực hiện phân tích và thiết lập đo lường tỷ lệ chuyển đổi khách hàng (Conversion Tracking)

Cài đặt phân tích theo dõi tỷ lệ chuyển đổi giúp doanh nghiệp có bức tranh toàn cảnh về hiện trạng phễu bán hàng, cũng như hành vi tiêu dùng của các khách hàng tiềm năng.  

Thông thường, mọi hoạt động truyền thông quảng cáo đều có thể theo dõi hiệu quả thông qua các chỉ số. 

Các chỉ số này sẽ khác nhau và thay đổi tùy vào các kênh triển khai. Đối với các nền tảng social như Facebook, Instagram, Youtube,…các chỉ số này có thể theo dõi trực tiếp trên đó, mục đánh giá hiệu quả chuyển đổi. 

Các hình thức khác: như landing pages, mobile apps, việc theo dõi chỉ số có thể được thực hiện thông qua các nền tảng hỗ trợ như Google Analytics,  HubSpot Hub,…

Để đọc hiểu rõ hơn về cách ứng dụng theo dõi tỷ lệ chuyển đổi với Google Analytics, xem ngay tại đây

Vậy doanh nghiệp của bạn đang sử dụng các kênh nào? Hiệu quả về truyền thông & kinh doanh có đạt kỳ vọng?

👉 Với nền tảng chuyên môn sâu về làm thương hiệuchiến lược truyền thông đa kênh, Gu tự tinđối tác đáng tin cậy cung cấp giải pháp truyền thông cho các doanh nghiệp.    

👉 Hãy liên hệ với Gu để được tư vấn về các dịch vụ truyền thông đa kênh hiệu quả nhất!. 

Tell us more
about your desire

Hanoi

2nd Floor, Golden West Tower,
2 Le Van Thiem, Thanh Xuan.

Contact

+84 (0) 937 723 2497
hello@wearegu.co​